Mới đây trang tin Techinasia đã công bố bản danh sách đánh giá top 30 nhà sáng lập của 30 tập đoàn công nghệ hàng đầu Đông Nam Á. Những cái tên được chọn đều là những gương mặt hiện vẫn đang điều hành các đơn vị này.
Mọi con tàu đều cần một thuyền trưởng, các công ty đều cần một CEO. Techinasia gần đây đã công bố bản danh sách đánh giá 30 nhà sáng lập của 30 tập đoàn công nghệ hàng đầu Đông Nam Á. Những cái tên được chọn đều là những gương mặt hiện vẫn đang điều hành các đơn vị.
Xếp hạng của họ được dựa trên các tiêu chí về tổng doanh thu, khả năng bám trụ, nguồn vốn của doanh nghiệp đồng thời cũng xét về những thành tích cá nhân họ đóng góp. Khá lạ là 3 cái tên đầu bảng đều là những nhân vật không hề xa lạ gì với giới game thủ.
Dẫn đầu danh sách là Min-Liang Tan (Trần Dân Lượng) đồng sáng lập kiêm CEO của tập đoàn sản xuất phần cứng cho game thủ danh tiếng Razer. Với phong cách ngầu và đứng đầu một tập đoàn lớn, doanh nhân Singapore được giới game thủ đặt cho một biệt danh khá ưu ái “Tony Stark của ngành game”.
Doanh thu của Razer được Techinasia ước tính vào khoảng 250 triệu USD đến 300 triệu USD với số vốn trên 50 triệu USD và được định giá không chính thức khoảng 1 tỷ USD.

Ở vị trí số 2 là Forrest Lee – CEO trẻ tuổi đầy tài năng của tập đoàn Garena. Sáng lập Garena vào năm 2009, chỉ trong vài năm, Forrest Lee đã đưa Garena trở thành tập đoàn về internet và game trực tuyến hàng đầu Đông Nam Á với trị giá hàng tỉ đô la đầu tiên của Singapore, hiện tại Garena đã mở rộng ra các mảng thanh toán trực tuyến, mạng xã hội và giờ đây là thương mại điện tử nhưng cũng không quên tập trung vào thị trường game trực tuyến khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Số liệu định giá Techinasia dành cho Garena vào khoảng 2,5 tỷ USD.
Đáng chú ý, Việt Nam có 3 đại diện góp mặt gồm Victor Lavrenko của Cốc Cốc ở vị trí 27, Nguyễn Đức Tài của Thế Giới Di Động ở vị trí số 9, và Lê Hồng Minh của VNG ở vị trí số 3.
Trong số đó nhà sáng lập kiêm CEO tập đoàn VNG Lê Hồng Minh hẳn cũng là một cái tên chẳng hề lạ lẫm gì đối với giới game thủ Việt Nam.

Khác với nhiều gương mặt khởi nghiệp trẻ tuổi khác, Lê Hồng Minh từng làm nhiều nghề trước khi sáng lập nên VNG, kinh nghiệm, sự từng trải và khả năng biết sử dụng nhân sự chính là chìa khóa để vị CEO của VNG gây dựng được thành công như hiện tại.
Tiền thân của VNG là VinaGame, một công ty vốn khởi nghiệp từ mảng game trực tuyến. Năm năm 2010, VinaGame đổi tên thành VNG để thể hiện tham vọng kinh doanh đa ngành nghề không chỉ dừng lại ở mảng thị trường game.
Với những bước tiến mạnh mẽ của VNG, Lê Hồng Minh mạnh dạn mở rộng quy mô của tập đoàn sang nhiều lĩnh vực khác như giải trí, thanh toán, truyền thông và công nghệ phần mềm. Theo Techinasia, doanh thu của VNG ước tính vào khoảng 100 triệu USD (~2,2 nghìn tỷ đồng).
Chi tiết danh sách 30 gương mặt nhà sáng lập của các công ty công nghệ thông tin hàng đầu Đông Nam Á:
30. Alexis Horowitz-Burdick của Luxola, Singapore
Thông tin về Luxola
Vốn: 15.6 triệu USD
Ngành nghề kinh doanh: Giải trí, Thương mại điện tử
29. Niki Luhur của Kartuku, Indonesia
Thông tin về Kartuku
Vòng vốn: Không được tiết lộ
Ngành nghề kinh doanh: Giải pháp doanh nghiệp, Tài chính
28. Ryu Suliawan của Veritrans, Indonesia
Thông tin về Veritrans
Vòng vốn: Không được tiết lộ
Ngành nghề kinh doanh: Thương mại điện tử, Thanh toán
27. Victor Lavrenko (Lê Văn Thành), Cốc Cốc, Việt Nam
Thông tin về Cốc Cốc
Vốn: 34 triệu USD (~ 754 tỷ VNĐ)
Vòng vốn: Series B
Ngành nghề kinh doanh: Tìm kiếm Internet
26. Arijit Sengupta của Antuit, Singapore
Thông tin về Antuit
Vốn: 59 triệu USD
Vòng vốn: Series A
Ngành nghề kinh doanh: Dữ liệu lớn
25. Maria Ressa của Rappler, Philippines
Thông tin về Rappler
Vòng vốn: Series A
Ngành nghề kinh doanh: Truyền thông
24. Nadiem Makarim của Go-Jek, Indonesia
Thông tin về Go-Jek
Vòng vốn: Không được tiết lộ
Ngành nghề kinh doanh: Giải trí
23. Steven Goh của Migme, Singapore
Thông tin về Migme
Doanh thu: 9 triệu USD
Vốn: 4.6 triệu USD
Vòng vốn: Post-IPO Equity
Ngành nghề kinh doanh: Xuất bản, Mạng xã hội và Truyền thông
22. Achmad Zaky của Bukalapak, Indonesia
Thông tin về Bukalapak
Vòng vốn: Series B
Ngành nghề kinh doanh: Thương mại điện tử
21. Ferry Unardi của Traveloka, Indonesia
Thông tin về Traveloka
Vòng vốn: Series A
Ngành nghề kinh doanh: Travel
20. Aldi Haryopratomo của Ruma, Indonesia
Thông tin về Ruma
Vòng vốn: Không được tiết lộ
Ngành nghề kinh doanh: Dịch vụ chuyên nghiệp, Tài chính
19. Siu Rui Quek của Carousell, Singapore
Vốn: 6.89 triệu USD
Vòng vốn: Series B
Ngành nghề kinh doanh: Thương mại điện tử
18. Darius Cheung của 99.co, Singapore
Thông tin về 99.co
Vốn: 2.16 triệu USD
Vòng vốn: Series A
Ngành nghề kinh doanh: Internet, Bất động sản
17. Nabilah Alsagoff của Doku, Indonesia
Dữ liệu về Doku
Khối lượng thanh toán: 520 triệu USD
Vòng vốn: Không được tiết lộ
Ngành nghề kinh doanh: Thanh toán, ngành nghề khác
16. Kyaw Moe Aung của 2C2P, Singapore
Thông tin về 2C2P
Vốn: 10 triệu USD
Vòng vốn: Series C
Ngành nghề kinh doanh: Thanh toán
15. Paul Srivorakul của aCommerce, Thailand
Thông tin aCommerce
Vốn: 20 triệu USD
Vòng vốn: Series A
Ngành nghề kinh doanh: Kinh tế đối ngoại
14. Samuel Lim của Reebonz, Singapore
Thông tin về Reebonz
Vốn: 50 triệu USD
Vòng vốn: Series C
Ngành nghề kinh doanh: Giải trí, Thương mại điện tử
13. Nix Nolledo của Xurpas, Philippines
Thông tin về Xurpas
Doanh thu: 19 triệu USD
Vòng vốn: IPO
Ngành nghề kinh doanh: Game trực tuyến
12. Malcolm Rodrigues của MyRepublic, Singapore
Thông tin về MyRepublic
Doanh thu: 20 triệu
Vốn: 37.5 triệu
Vòng vốn: Không được tiết lộ
Ngành nghề kinh doanh: Internet và hạ tầng Internet
11. Roger Egan của Redmart, Singapore
Thông tin về Redmart
Vốn: 59.9 triệu USD
Vòng vốn: Series B
Ngành nghề kinh doanh: Giải trí, Thương mại điện tử
10. Razmig Hovaghimian của Viki, Singapore
Thông tin về Viki
Vốn: 24.30 triệu USD
Ngành nghề kinh doanh: Video
9. Nguyễn Đức Tài của Thế Giới Di Động, Việt Nam
Thông tin về Thế Giới Di Động
Doanh thu: 370 triệu USD (8,2 ngàn tỷ VNĐ)
Vòng vốn: IPO
Ngành nghề kinh doanh: Giải pháp doanh nghiệp, Thương mại điện tử
8. William Tanuwijaya của Tokopedia, Indonesia
Thông tin về Tokopedia
Vốn: 100 triệu USD
Vòng vốn: Series E
Ngành nghề kinh doanh: Consumer Internet, Thương mại điện tử
7. Steve Melhuish, PropertyGuru, Singapore
PropertyGuru data
Vốn: 183 triệu USD
Vòng vốn: Series D
Ngành nghề kinh doanh: Internet, Bất động sản
6. Ganesh Kumar Bangah của MOL, Malaysia
Thông tin về MOL
Doanh thu: 45.9 triệu USD
Ngành nghề kinh doanh: Thanh toán
5. Anthony Tan của Grabtaxi, Singapore
Thông tin về Grabtaxi
Vốn: 680 triệu USD
Vòng vốn: Series E
Ngành nghề kinh doanh: Internet, Kinh tế đối ngoại
4. Maximilian Bittner của Lazada, Singapore
Thông tin về Lazada
Doanh thu: 154 triệu USD
Lỗ thuần: 153 triệu USD
Vốn: 686 triệu USD
Vòng vốn: Series F
Ngành nghề kinh doanh: Thương mại điện tử
3. Lê Hồng Minh của VNG, Việt Nam

Thông tin về VNG
Doanh thu: 100 triệu USD (~2,2 ngàn tỷ VNĐ)
Ngành nghề: Giải trí, Game trực tuyến, Phần mềm
2. Forrest Li của Garena, Singapore

Thông tin về Garena
Doanh thu: Trên 200 triệu USD
Định giá: 2.5 tỷ USD (không chính thức)
Ngành nghề kinh doanh: Game trực tuyến, Truyền thông và mạng xã hội
1. Min-Liang Tan của Razer, Singapore
Thông tin về Razer
Doanh thu: Ước tính khoảng 250 triệu USD đến 300 triệu USD
Vốn: trên 50 triệu USD
Định giá: 1 tỷ USD (không chính thức)
Vòng vốn: Giai đoạn cuối
Ngành nghề kinh doanh: Phần cứng